Sáng tác Lê Thị Lựu

Lê Thị Lựu vào năm 1947

Trường phái

Ở lĩnh vực tranh sơn dầu, bà thường có lối vẽ tự nhiên, phi trường phái.[21] Lê Thị Lựu luôn kiên trì đi theo trường phái cổ điển;[52][53] bên cạnh đó, bà cũng theo đuổi trường phái hội họa biểu hiện, có thể thấy rõ trong các tác phẩm bà sáng tác trong thời gian sống tại Pháp. Ở lĩnh vực tranh lụa, thời kỳ đầu, bút pháp và đề tài của Lê Thị Lựu đi theo hướng giống tranh cổ xưa nhưng màu sắc tươi hơn.[19] Đến về sau thì bà lại hơi hướm theo phong cách của Amedeo Modigliani, điển hình như bức Ba mẹ con goá phụ do bà vẽ năm 1954.[54] Nữ họa sĩ đã có một thời gian dài chịu ảnh hưởng theo trường phái ấn tượng, ví dụ như Pierre-Auguste Renoir,[55] Pierre Bonnard, v.v.. Tuy nhiên, bố cục, đề tài và màu sắc trong các tranh của bà lại có sự riêng biệt.[56]

Kỹ thuật, thời gian vẽ

Ban đầu, khi còn học ở Trường Mỹ thuât, Lê Thị Lựu đã được dạy vẽ tranh lụa theo phong cách cổ truyền Trung Quốc, tuy nhiên cách vẽ này lại có nhược điểm bị giới hạn trong sự đơn sắc, vì lụa rất mỏng, sự phân bố mầu sắc khó khăn, nên tranh của các họa sĩ tranh lụa thường có từng mảng đồng mầu hoặc vài mảng màu tô đậm nhạt khác nhau.[57] Nguyễn Phan Chánh là một họa sĩ nổi bật trong lĩnh vực tranh lụa và là người trung thành theo sát kỹ thuật vẽ tranh lụa của Trung Hoa,[56] tuy nhiên các tranh của ông đã bị nhà văn Thạch Lam phê bình là "ngót mươi bức tranh [...] đều giống nhau từ hình thể cho đến các màu sắc".[58][57] Đến sau này, họa sĩ Vũ Cao Đàm mới trở thành người tiên phong trong việc tìm ra một cách vẽ mới cho tranh lụa có thể khắc phục những khuyết điểm cũ của lối vẽ theo Trung Quốc: thay vì căng lụa vẽ màu nước xong mới bồi lên bìa cứng, ông bồi lụa trên giấy cứng trước khi vẽ; điều này sẽ giúp họa sỹ có thể vẽ trên lụa và dùng nhiều màu.[58]

Sau khi trở lại hội họa và theo đuổi tranh lụa từ năm 1954, Lê Thị Lựu cũng đi theo cách vẽ này của Cao Đàm. Thế nhưng, lối vẽ của bà lại hoàn toàn khác với các họa sĩ tranh lụa khi đó như Cao Đàm, Nguyễn Phan Chánh hay những họa sĩ tranh lụa khác:[58][59] tranh lụa của Lựu mang xu hướng phương Tây, giàu màu sắc và nhiều lớp lụa đắp dày;[56] bà tìm tòi để kết hợp giữa nghệ thuật vẽ lụa với kỹ thuật ấn tượng để tạo ra một phong cách vẽ tranh lụa mới của riêng mình, vừa có nét mềm mại, lại tự nhiên đậm tính nữ. Cũng vì cách vẽ này mà màu tranh của bà có người nhầm sang màu phấn.[56]

Thông thường, quá trình sáng tác cho một bức vẽ tranh lụa của bà bắt đầu từ khâu chọn khổ lụa, rồi sau đó sắp bút, phác họa trước đề tài sẽ vẽ bằng fusain. Sau khi phác họa hoàn chỉnh thì Lựu đi vào khâu phác màu. Bà sẽ phác đều các màu lên tranh để xem cân đối giữa các mảng, sau đó đi vào chi tiết là vẽ mặt trước của tranh. Ở khâu chuẩn bị, ngoài công cụ vẽ, bà cũng sắp sẵn thuốc và chọn băng nhạc để nghe, rồi giở mấy trang sách mỹ thuật để hòa mình vào hội họa; khi vẽ, bà say sưa đến mức quên đói và quên cả khát.[56]

Thời gian cho mỗi bức vẽ của bà là không xác định, dựa theo nguồn cảm hứng bên trong nữ họa sĩ. Một bức thường sẽ hoàn thành trong vài ngày, nhưng có bức bà lại vẽ giữa chừng rồi để dở, vài năm sau vẽ nốt. Bức tranh được hoàn thành nhanh nhất của Lê Thị Lựu được cho là bức Em bé mồ côi, mà bà hoàn thành chỉ trong một buổi chiều.[lower-alpha 6][56]

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lê Thị Lựu http://www.artnet.com/artists/le-thi-luu/portrait-... http://www.artnet.com/artists/le-thi-luu/sc%C3%A8n... http://chimviet.free.fr/vanhoc/thuykhue/stt1/muclu... http://thuykhue.free.fr/LTL-ATHH/AnTuong.html http://thuykhue.free.fr/TLVD/TLVD-17-TruongMTDD1/1... http://baovanhoa.vn/nghe-thuat/my-thuat-nhiep-anh/... http://vannghequandoi.com.vn/su-kien/van-nghe/tran... http://daotao-vhttdl.vn/book.aspx?sitepageid=635&i... http://ape.gov.vn/cuoc-tro-ve-cua-tai-nu-hoi-hoa-v... https://www.christies.com/en/lot/lot-5904519